Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

VỀ MIỀN ĐẤT MỚI!

           Rochester là một thành phố ở hạt Monroe, New York, phía nam của Hồ Ontario ở Hoa Kỳ. Khu vực đô thị Rochester là nền kinh tế lớn thứ hai trong Tiểu bang New York theo Cơ quan Thuế vụ Hoa Kỳ, sau thành phố New York. Được biết đến như Trung tâm Hình ảnh Thế giới, nó cũng từng được biết đến như là Thành phố Bột mì, và gần đây nhất là Thành phố Hoa. Đây là quận hạt của Quận Monroe.
Dân số của thành phố Rochester theo cuộc điều tra dân số năm 2010 là 210.565, khiến nó trở thành thành phố đông dân thứ ba của New York sau thành phố New York và Buffalo. Khu vực Đại Rochester (Greater Rochester), theo điều tra dân số năm 2010, có dân số 1.054.323 người, cho thấy sự tăng trưởng từ ước tính vào ngày 1 tháng 7 năm 2009. Đây là trung tâm của Khu đô thị lớn hơn bao gồm và mở rộng ra ngoài Quận Monroe và bao gồm Quận Genesee, Hạt Livingston, Hạt Ontario, Hạt Orleans và Hạt Wayne. Khu vực này, là một phần của vùng Tây New York, có dân số 1.037.831 người vào thời điểm điều tra năm 2000. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010, cuộc Tổng điều tra năm 2010 chỉ ra rằng dân số này đã tăng lên 1.054.322.

            Rochester được xếp hạng là "thành phố dễ sống  nhất" thứ sáu trong số 379 khu đô thị của Hoa Kỳ trong ấn bản lần thứ 25 (2007) của Xếp hạng Xếp hạng của Địa điểm. Khu vực Rochester cũng nhận được bảng xếp hạng hàng đầu về chất lượng sống chung trong số các thành phố lớn của Hoa Kỳ với số dân trên 1 triệu người trong một nghiên cứu năm 2007 của tạp chí Quản lý Mở rộng. Trong cùng một nghiên cứu, quản lý mở rộng đánh giá các trường công lập của khu vực là tốt nhất thứ sáu trên toàn quốc. Trong năm 2010, tạp chí Forbes đánh giá Rochester là nơi tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.



        Các ngành công nghiệp chính: Quận Monroe là nhà của một số doanh nghiệp quốc tế, bao gồm Eastman Kodak, Bausch & Lomb, Paychex và Pictometry International, tất cả đều làm trụ sở chính của Monroe County. Xerox, trong khi không còn đặt trụ sở tại Rochester, có văn phòng chính và cơ sở sản xuất tại Quận Monroe.
Do sự phổ biến của hình ảnh và khoa học quang học trong ngành công nghiệp và các trường đại học, Rochester được biết đến như là thủ đô của thế giới hình ảnh. Quận Monroe cũng là nơi có các doanh nghiệp khu vực như Wegmans, Roberts Communications, Inc., PAETEC Holding Corp., và nhãn hiệu thời trang lớn Hickey Freeman.


        Giáo dục: Quận có 9 trường cao đẳng và đại học: Cao đẳng Bryant & Stratton, Colgate Rochester Croix Divinity School, Học viện Everest, Trường cao đẳng cộng đồng Monroe (MCC), Cao đẳng Nazareth, Trường Roberts Wesleyan, Viện Công nghệ Rochester (IT), Trường Thần học St. Bernard và Bộ , Đại học St. John Fisher, Đại học Bang New York ở Brockport, Đại học Rochester. Ngoài ra, bốn trường đại học còn có các trường học vệ tinh tại Quận Monroe: Trường Đại học Công nghiệp Cornell và Quan hệ Lao động, Trường cao đẳng Empire State, Phòng Vật lý trị liệu và Đại học Medaille của Ithaca College.

        Đất đai: Ngày nay, Quận Monroe bao gồm 19 thị xã, 10 ngôi làng và thành phố Rochester, thành phố lớn thứ ba trong tiểu bang.

    Tôi đến ROC một chiều Thu tháng 10/2017. Ấn tượng đầu tiên là thành phố rộng lớn nhưng hơi có vẻ êm ả. Đường sá tuy không to lớn nhưng khá khang trang và sạch sẽ. Ít có đường giao nhau mà không có cầu vượt. Đón tôi có 2 xe của các cậu em vợ, xe chạy nhanh và êm ả. Thành phố ở khu ngoai ô từ sân bay về nhà không có nhiều cao ốc. Những tòa nhà 1 tầng to và rộng mênh mông. Nhiều, rất nhiều mảng rừng, cây rất nhiều, rất nhiều biển báo có thể gặp nai (Deer) chạy ngang đường...Nhưng mọi sự khám phá về miền đất mới của tôi chắc không dừng lại đó. Có thể một mùa Đông khắc nghiệt hay một mùa Hè mát mẻ, hay cuộc sống đa chiều với nhiều trăn trở chắc còn đợi chúng tôi ở phía trước. Thôi! hãy tận hưởng cảm giác tò mò với miền đất mới cái đã...
                                          TNT56, New York, cuối tháng 10/2017

MIỀN ĐẤT MỚI



          Rochester là một thành phố ở hạt Monroe, New York, phía nam của Hồ Ontario ở Hoa Kỳ. Khu vực đô thị Rochester là nền kinh tế lớn thứ hai trong Tiểu bang New York theo Cơ quan Thuế vụ Hoa Kỳ, sau thành phố New York. Được biết đến như Trung tâm Hình ảnh Thế giới, nó cũng từng được biết đến như là Thành phố Bột mì, và gần đây nhất là Thành phố Hoa. Đây là quận hạt của Quận Monroe.
Dân số của thành phố Rochester theo cuộc điều tra dân số năm 2010 là 210.565, khiến nó trở thành thành phố đông dân thứ ba của New York sau thành phố New York và Buffalo. Khu vực Đại Rochester (Greater Rochester), theo điều tra dân số năm 2010, có dân số 1.054.323 người, cho thấy sự tăng trưởng từ ước tính vào ngày 1 tháng 7 năm 2009. Đây là trung tâm của Khu đô thị lớn hơn bao gồm và mở rộng ra ngoài Quận Monroe và bao gồm Quận Genesee, Hạt Livingston, Hạt Ontario, Hạt Orleans và Hạt Wayne. Khu vực này, là một phần của vùng Tây New York, có dân số 1.037.831 người vào thời điểm điều tra năm 2000. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010, cuộc Tổng điều tra năm 2010 chỉ ra rằng dân số này đã tăng lên 1.054.322.

            Rochester được xếp hạng là "thành phố dễ sống  nhất" thứ sáu trong số 379 khu đô thị của Hoa Kỳ trong ấn bản lần thứ 25 (2007) của Xếp hạng Xếp hạng của Địa điểm. Khu vực Rochester cũng nhận được bảng xếp hạng hàng đầu về chất lượng sống chung trong số các thành phố lớn của Hoa Kỳ với số dân trên 1 triệu người trong một nghiên cứu năm 2007 của tạp chí Quản lý Mở rộng. Trong cùng một nghiên cứu, quản lý mở rộng đánh giá các trường công lập của khu vực là tốt nhất thứ sáu trên toàn quốc. Trong năm 2010, tạp chí Forbes đánh giá Rochester là nơi tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
       Kinh tế: Quận Monroe là nhà của một số doanh nghiệp quốc tế, bao gồm Eastman Kodak, Bausch & Lomb, Paychex và Pictometry International, tất cả đều làm trụ sở chính của Monroe County. Xerox, trong khi không còn đặt trụ sở tại Rochester, có văn phòng chính và cơ sở sản xuất tại Quận Monroe.

Do sự phổ biến của hình ảnh và khoa học quang học trong ngành công nghiệp và các trường đại học, Rochester được biết đến như là thủ đô của thế giới hình ảnh. Quận Monroe cũng là nơi có các doanh nghiệp khu vực như Wegmans, Roberts Communications, Inc., PAETEC Holding Corp., và nhãn hiệu thời trang lớn Hickey Freeman.

Giáo dục: Quận có 9 trường cao đẳng và đại học: Cao đẳng Bryant & Stratton, Colgate Rochester Croix Divinity School, Học viện Everest, Trường cao đẳng cộng đồng Monroe (MCC), Cao đẳng Nazareth, Trường Roberts Wesleyan, Viện Công nghệ Rochester (IT), Trường Thần học St. Bernard và Bộ , Đại học St. John Fisher, Đại học Bang New York ở Brockport, Đại học Rochester. Ngoài ra, bốn trường đại học còn có các trường học vệ tinh tại Quận Monroe: Trường Đại học Công nghiệp Cornell và Quan hệ Lao động, Trường cao đẳng Empire State, Phòng Vật lý trị liệu và Đại học Medaille của Ithaca College.

Đất đai: Ngày nay, Quận Monroe bao gồm 19 thị xã, 10 ngôi làng và thành phố Rochester, thành phố lớn thứ ba trong tiểu bang.

MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ! GIÁO VIÊN MIỀN XUÔI ĐI DẠY HỌC MIỀN NÚI

         Hễ đến ngày Hiến Chương Nhà Giáo hằng năm 20-11, chắc không phải là chỉ mình tôi, mà còn biết bao thầy cô giáo đều cảm thấy nôn nao…Dù sao mình cũng có một “Day” để nhớ; để xã hội tôn vinh mình. Ồ là ngày “Teacher’s Day”, Ngày “Hiến chương Nhà giáo” hay ngày “Nhà giáo Việt Nam” gì.. đi nữa cũng chỉ có thể là một ngày vui, để con người ta có chút thời gian chững lại, vinh danh những người “đưa đò” cho những chuyến đò tri thức của bao thế hệ học sinh…
         Hơn 38 năm qua, mình theo nghiệp giáo viên , trong 3 môi trường dạy học: Thanh niên dân tộc nội trú, Cấp 3 Kon Tum hay Hướng nghiệp dạy nghề, nay là Giáo dục nghề nghiệp .. mình đã có biết bao kỷ niệm vui buồn trong ngày 20-11. Có lẽ trong đoạn đường đời làm thầy giáo dài đằng đẵng đó, ở môi trường nào cũng có những dư vị riêng không lẫn vào nhau. Nhưng kỷ niệm êm đềm nhất vẫn là những tháng ngày dạy học ở phố Thị Kon Tum. Trong hoàn cảnh người giáo viên còn sức trẻ, ở tập thể nội trú, không vướng bận “thê nhi”, không có “Cơ chế thị trường” làm tha hóa người thầy….Đó là một đoạn đường mà không dễ gì người giáo viên nào có được. Mười năm ở phố núi hoang sơ, xơ xác sau những tháng năm biến động lịch sử. Một thị xã ở chốn đèo heo hút gió, xưa là nơi lưu đày của công chức cũ; nay vẫn còn hằn trên lưng những dấu vết của tang thương, của chiến tranh hủy diệt. Nay đang từng bước hồi sinh nhưng kìm hãm lất lây qua những chặng đường khó khăn của chiến tranh biên giới, của trì trệ thời bao cấp những năm 80 của thế kỷ trước.

          Rời khỏi mái trường Đại Học Sư Phạm, với cái quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục “Điều động giáo viên miền xuôi lên công tác ở miền núi tỉnh Gia Lai - Kon Tum”, lòng chúng tôi bỗng hụt hẫng, thấy bâng khuâng, mơ hồ về nơi cao nguyên vô định...Chặng đường chúng tôi đi nhận công tác phải đi đường vòng từ Huế vào Quy Nhơn, rồi qua Ngã ba “Bà Di” lên An Khê, Pleiku, rồi mới đến Kon Tum. Đoạn đường ngót 700 km ấy chỉ có những chiếc xe ca chất đầy gạo, cá khô, lèn chặt hành khách như những con mắm chuồn, mắm nục từ Bình Định, Quảng Ngãi…lên phố núi, mà có khi người thầy “hành khách” đó phải lặng lẽ chui xuống gầm mấy bao gạo, giỏ mắm… để mà được đi, được đến với những cô cậu học trò đang mong ngóng người thầy từ đất cố đô! Khi ngồi trên xe, ngoài cái ba lô và chiếc áo khoát quân đội “Field Jacket”, dăm ba quyển sách…hành trang chẳng có gì ngoài tấm chân tình sáng trong của nghề “Giáo chức” mà nhiều bạn gọi đùa là “Dứt cháo” đó mà. Đường thì dài, lại phải đổi nhiều tuyến xe. Có khi là chuyến xe đò thời thuộc Pháp cổ lỗ sĩ như “Renault”, có động cơ chạy bằng…than củi! Để thay thế xăng rất hiếm và đắt, ngành ô tô của chúng ta đã có sáng kiến dùng…than củi chưng trong 1 cái bình thép cao cỡ bình ga lớn, đèo phía sau chiếc xe. Khí CO tạo ra trong cái bình chứa than khi tác động với khí trời đó được dẫn lên động cơ để chạy xe... Có khi hành khách vì xe đông phải đeo bám phía cửa sau xe, về đến bến, áo quần, thân thể được nhuộm than đen kịt như ông “Ô bà má” bây giờ…Trên một chuyến xe như thế từ Bình Định về Đà Nẵng, mãi đu bám xe đò, thầy giáo tui đành bỏ quên luôn cái cặp hồ sơ cá nhân về Huế nhận bằng Đại Học để làm hồ sơ chuyển về đồng bằng. 
    Kết quả là phải nán thêm 5 năm nữa cho chẵn 10 năm ở phố núi. Tuy vậy, nhưng trên những chuyến xe đó, ghi dấu không biết là bao nhiêu mối tình thơ: Nhiều đôi bạn giáo viên trở thành gá nghĩa trăm năm trên những chuyến xe đáng nhớ đó. Có dạo trên một chuyến xe từ Bình Định ra Đà Nẵng, bạn Hùng dạy Toán ốm nhom cùng đi xe với mình bị đau bụng quằn quại. Một tay níu chặt lấy mình kêu cứu...Thế rồi trên chuyến xe đó, 1 anh chàng có lẽ là người buôn trầm, không phân vân gì, rút ngay trong túi ra 1 thỏi Kỳ nam, lấy móng tay rứt 1 tý, bảo mình bỏ vào mồm bạn. Kỳ lạ thay, cơn đau đột ngột biến mất. Nay mới biết cục kỳ nam đó nay trị giá hàng chục tỷ đồng, nhưng trong lúc hoạn nạn, người bạn đồng hành không ngần ngại gì, đưa ra cứu lấy 1 chàng giáo viên...


           Đến năm 1987 1988…Sau khi có một thời gian làm tổ trưởng, làm công tác Thanh niên, tôi mới quyết tâm nhận thêm việc làm giáo viên chủ nhiệm 1 lớp 10 chọn toàn học sinh giỏi Toán từ các trường Cấp 2 LTT, TL lên học cấp 3. Đó là lớp 10A năm 87-88…Sau này là 12 A năm 89-90 do thầy Đôn làm giáo viên chủ nhiệm. Lớp học này là lớp đặc biệt là vì đây là lớp cuối cùng trong đời đi dạy ở Phổ Thông mình làm giáo viên chủ nhiệm. Vì sau này 28 năm mình chuyển sang dạy nghề ngắn hạn cho học sinh phổ thông mà thội. Lớp 10A này là lớp mình rất kỳ vọng và muốn xây dựng thành một tập thể lớp tiêu biểu nhất lúc đó. Nhưng cũng chỉ được 1 năm rồi cũng chia tay. Cuộc sống xoay vần, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, mình quyết định chuyển vùng về Bình Trị Thiên để củng cố kinh tế gia đình… Tuy thời gian rất ngắn chỉ mấy tháng thôi, nhưng đa số những khuôn mặt thân thương của lớp mình vẫn còn nhớ như in. Lớp này tuy nhiều học sinh học giỏi nhưng cũng nhiều “siêu quậy” không có lớp nào bằng..Có khi chuồn đi picnic ½ lớp…Tuy nghịch ngợm, nhưng học giỏi, và nhất là tình cảm thầy trò luôn ấm áp. Ở nội trú, có khi thầy nhờ trò đi chợ, thầy trò cùng nấu ăn…Với 1 cái bếp điện mini thầy tự chế từ cuộn may-xo đặt trên 2 cục gạch được ghè đẽo thành bếp, hay cái bếp củi là trái phượng khô đun trên 3 ông táo đá, nhưng vô tư và hồn nhiên như cuộc đời học sinh nội trú….Và trong mỗi buổi chiều tà, khi trong lòng ruột gan cũng là đà, thầy trò lúi húi nấu cơm, hũ hết gạo thì trò Lộc Đào chạy vội đi kiếm mấy ổ bánh mỳ, vài quả trứng vịt…đơn giản mà vui. Lộc ơi! Sau này qua Úc chhau, với những bôn ba đời thường, thầy rất vui vì em vẫn nhớ những kỷ niệm đó.. Và 20 năm sau, khi đã không còn dạy học ở trường THPT, cuộc sống người giáo viên dạy nghề tưởng như lắng đi trong công việc mới thì nhân hội ngộ lớp A khóa 1990-2010; mình lại được mời về thăm lại trường xưa, gặp lại lớp cũ và bao nhiêu thầy cô một thuở. Thầy Đôn từ giáo viên phó chủ nhiệm sau là giáo viên chủ nhiệm 2 năm 11 và 12. Nhiều thầy cô đồng liêu nay đã là Hiệu trưởng, Giám đốc, phó giám đốc Sở…nhưng vẫn dành cho mình những tình cảm thân thương ấm cúng như thuở nào..Cảm ơn đời, mỗi sáng ngày 20/11 thức dậy; thấy ngập tràn những cảm xúc dâng trào.


(Viết để tặng MiLo B. Nghi- Chúc mọi người ngày 20-11 ấm áp. Thân thương – TNT)