Lịch sử Hàn Quốc bắt đầu từ thần
thoại Dangun, sau đó được chia thành các giai đoạn : thời đại Tam Quốc - Shilla
Thống Nhất - Koryo - Chosun - thời kỳ bị Nhật chiếm đóng - thời kỳ chia cách
Nam-Bắc và thời đại Đại Hàn Dân Quốc. Hiện nay, lãnh thổ bị giới hạn trong phạm
vi “Bán đảo Hàn Quốc và các đảo phụ thuộc” nhưng lịch sử Hàn Quốc bao quát 1
khu vực rộng lớn bao gồm cả bán đảo Hàn Quốc và một số tỉnh Đông Bắc Trung Quốc
hiện nay.
Thần thoại Dangun và
thời đại Gochosun (Chosun cổ)
Xuất phát điểm của dân tộc Hàn và
lịch sử quốc gia là thần thoại Dangun
Thần thoại Dangun
Với mong muốn
cai trị tốt thế giới loài người ‘Hwan Woong’, con trai của ‘Hwan In’ (Thượng
đế) đã dẫn các vị thần Gió, thần Mây, thần Mưa hạ giới xuống gần cây cổ thụ đan
hương trên sườn núi Taebaek (ngày nay là núi Myohyansan) và dựng nên thành
‘Shinshi’.
Lúc bấy giờ, gấu và hổ đến cầu xin Hwan Woong cho được hóa thành người và được ngài truyền dặn rằng ‘”Chỉ được ăn cây ngải cứu và tỏi, không được nhìn ánh nắng mặt trời trong vòng 100 ngày’. Với lòng nhẫn nại, gấu đã hóa thành một thiếu nữ, tức là ‘Woongnyo’, còn cọp thì thất bạiVới mong ước được sinh con đẻ cái Woongnyo đã kết hôn cùng với Hwan Woong, khi này đã hóa thân thành người, và hạ sinh một người con trai mang tên ‘Dangun’.Vua Dangun lập đô Bình Nhưỡng và lấy quốc hiệu là ‘Chosun’. Dangun đã trị vì đất nước trong 1500 năm, sống đến 1908 tuổi và sau đó hóa thân thành Thần núi. (Theo Di Sử Tam Quốc)
Lúc bấy giờ, gấu và hổ đến cầu xin Hwan Woong cho được hóa thành người và được ngài truyền dặn rằng ‘”Chỉ được ăn cây ngải cứu và tỏi, không được nhìn ánh nắng mặt trời trong vòng 100 ngày’. Với lòng nhẫn nại, gấu đã hóa thành một thiếu nữ, tức là ‘Woongnyo’, còn cọp thì thất bạiVới mong ước được sinh con đẻ cái Woongnyo đã kết hôn cùng với Hwan Woong, khi này đã hóa thân thành người, và hạ sinh một người con trai mang tên ‘Dangun’.Vua Dangun lập đô Bình Nhưỡng và lấy quốc hiệu là ‘Chosun’. Dangun đã trị vì đất nước trong 1500 năm, sống đến 1908 tuổi và sau đó hóa thân thành Thần núi. (Theo Di Sử Tam Quốc)
Phân tích thần thoại
Dangun
Nhân vật Dangun
được phân tích dựa theo quá trình tổ tiên của dân tộc Hàn chuyển đến bán đảo
Hàn Quốc và cai trị người dân bản địa. Việc truyền thuyết nói rằng Dangun dẫn
theo nhiều vị thần có thể hiểu là người hàn cổ đã nắm được những kỹ thuật tiên
tiến trong đó có canh tác nông nghiệp. Woongnyo tượng trưng cho người dân bản
địa và việc kết hôn giữa Hwan Woong và Woongnyo được xem là sự kết hợp giữa lực
lượng bên ngoài và lực lượng bản địa để hình thành nên một dân tộc. Dangun được
coi là nhà lãnh đạo và là biểu tượng của một dân tộc mới.
Thời đại Chosun cổ (Năm 2333 trước Công nguyên ~ Thế kỷ 2 trước CN)
Theo thư tịch
cổ, vua Dangun lập nước vào khoảng 50 năm trước Công nguyên, khi Liêu đế của
Trung Quốc lên ngôi hoàng đế. Theo tính toán thì đó là vào năm 2333 trước Công
nguyên. Triều đại Chosun cổ thuộc thời tiền sử và do đó chỉ được nghiên cứu dựa
trên các tư liệu cổ đại của Trung Quốc hoặc những chứng cứ khảo cổ học. Danh
xưng vua Dangun là từ ám chỉ là thời đại có sự hợp nhất giữa việc cúng tế và
chính sự quốc gia. Triều đại Chosun cổ đã khép lại sau thất bại trong cuộc giao
tranh giành quyền lực với nhà Hán của Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công
nguyên.
Thời đại Tam Quốc (Thế kỷ thứ 1 trước CN ~ năm 668 sau CN)
Vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, nhiều bộ tộc sống tại
khu vực giữa bán đảo Hàn Quốc và khu vực Mãn Châu đã hợp lại và lập ra 3 vương
quốc. Đó là thời đại Tam Quốc với vương quốc Goguryo nằm ở phía Bắc bán đảo Hàn
Quốc và khu vực Mãn Châu, Baekjae nằm ở phía Tây và Shilla nằm ở phía Đông. Ba
quốc gia này đã hợp nhất được nhiều dân tộc và có những bước phát triển nhất
định.
Goguryo (Năm 37 trước CN ~ năm 668 sau CN)
Là vương quốc của bộ tộc Buyeo do
‘Jumong’(Đông Minh Thánh Vương) xây dựng trên khu vực Nam Mãn Châu, Goguryo đã
thống trị toàn bộ khu vực Mãn Châu và một phần phía Bắc của bán đảo Hàn Quốc.
Do nằm trên con đường huyết mạch tiến vào bán đảo Hàn Quốc nên kể từ khi bắt
đầu dựng nước, Goguryo không thể tránh khỏi xung đột với Trung Quốc.
Khi triều đại
Chosun cổ bị diệt vong, Goguryo đã thu phục quân Nakrang và quân Daebang, các
lực lượng mà Trung Quốc đang nắm giữ để đánh đuổi hoàn toàn quân Trung Quốc ra
khỏi bán đảo Hàn Quốc. Sau khi quét sạch đại quân của nhà Tùy vào năm 598,
Goguryo đã trở thành một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Bắc Á. Trong thời kỳ
Tam Quốc, triều đại Goguryo có lãnh thổ lớn nhất và lực lượng quân sự mạnh
nhất.
Baekjae (Năm 18 trước CN ~ năm 660 sau CN)
Theo truyền
thuyết, Onjo và Biryu, hai con trai của vua Đông Minh Thánh Vương nước Goguryo
bị vua cha đuổi. Họ di chuyển xuống phía Nam và lập nên vương quốc Baekjae.
Baekjae hay xung đột với Goguryo, vương quốc án ngữ lối ra vào ở phía Bắc, nhưng mặt khác lại giao lưu với nhiều vương quốc của Trung Quốc bên biển. Baekjae thu phục quân Daebang, 1 lực lượng của Trung Quốc trên bán đảo Hàn Quốc rồi tiến đánh Goguryo ở phía Bắc và Shilla ở phía Nam. Baekjae cũng mở rộng nối bang giao với các vương triều ở Nhật Bản.
Baekjae hay xung đột với Goguryo, vương quốc án ngữ lối ra vào ở phía Bắc, nhưng mặt khác lại giao lưu với nhiều vương quốc của Trung Quốc bên biển. Baekjae thu phục quân Daebang, 1 lực lượng của Trung Quốc trên bán đảo Hàn Quốc rồi tiến đánh Goguryo ở phía Bắc và Shilla ở phía Nam. Baekjae cũng mở rộng nối bang giao với các vương triều ở Nhật Bản.
Baekjae đã có
một nền văn hoá rực rỡ nhưng cuộc chiến liên miên với Goguryo và Shilla đã
khiến vương quốc này dần dần suy yếu và cuối cùng bị liên quân Shilla-Đường
đánh bại và bị diệt vong vào năm 660.
Sau khi quốc gia bị diệt vọng, nhiều
người dân Baekjae đã sang Nhật Bản và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của
các vương triều Nhật cổ đại, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.
Shilla (Năm 57 trước CN ~ Năm 935 sau CN, bao gồm thời đại Shilla thống
nhất)
Cả Goguryo và
Baekjae đều là các đất nước xuất phát từ Buyo, trong khi Shilla là dựa theo
truyền thuyết tổ tiên của Shilla là Bakhyukkeose từ trong trứng sinh ra. Nói
cách khác, Shilla được hình thành nhờ sự kết hợp giữa những người thuộc nền văn
minh tiên tiến hơn ở bên ngoài và người dân bản địa.
Nếu tính cả
Shilla thống nhất thì vương quốc này tồn tại được 992 năm, qua 56 đời vua và
được gọi là “Vương quốc ngàn năm”.
Do nằm ở phía Đông
Nam
bán đảo Hàn Quốc nên tiếp nhận nhiều văn minh tiên tiến và cũng đã gặp nhiểù
khó khăn cho việc này, do vậy mà vương quốc này phát triển trễ nhất trong 3
nước thời tam quốc. Tuy nhiên do phát triển ổn định, Shilla đã xây dựng được 1
đất nước hùng mạnh cả về quân sự lẫn văn hoá. Shilla đã liên kết với nhà Đường
và lần lượt đánh bại quân Baekjae và Goguryo để thống nhất lãnh thổ.
Thời đại Shilla thống nhất (Năm 668 ~ 935)
Sau khi thống
nhất 3 nước, Shilla đã dẹp bỏ được sự can thiệp của nhà Đường và chiếm lĩnh hầu
như toàn bộ bán đảo Hàn Quốc, chỉ ngoại trừ vương quốc Balhae do các du dân của
Goguryo lập nên ở phía Bắc. Có nền văn hóa phát triển rực rõ và được gọi là
vương quốc Phật giáo, Shill thống nhất chính là nền tảng hình thành nên dân tộc
Hàn thống nhất và phát triển.
Đến cuối thời
này, tầng lớp vua quan rơi vào lối sống xa hoa hoang lạc, triều đình hư bại,
các phú hộ địa phương tranh giành quyền lực. Sau đó, Goryo lại tái thống nhất
và triều đại Shilla bị diệt vong.
Thời đại Goryo (918 ~ 1392)
Thái tổ Wang Gun
lập nước Goryo vào năm 918, lấy Song-ak (ngày nay là Gaesong) làm kinh đô.
Goryo đánh chiếm Shilla vào năm 935, lật đổ triều đại hậu Baekjae vào 936, tái
thống nhất đất nước.
Thời Goryo coi trọng Phật giáo và
xúc tiến các chính sách Bắc tiến nhằm mở rộng lãnh thổ.
Sau đó, Goryo bị quân Nguyên xâm lược và triều đình phải thần phục ngoại bang. Nhờ nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên, Goryo mới hồi phục được quyền lực nhưng cuối cùng ngôi báu vẫn rơi vào tay Lee Seong-gye, 1 trong những võ tướng có thế lực mạnh. Thời đại Goryo kéo dài 474 năm và trải qua 34 đời vua.
Sau đó, Goryo bị quân Nguyên xâm lược và triều đình phải thần phục ngoại bang. Nhờ nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên, Goryo mới hồi phục được quyền lực nhưng cuối cùng ngôi báu vẫn rơi vào tay Lee Seong-gye, 1 trong những võ tướng có thế lực mạnh. Thời đại Goryo kéo dài 474 năm và trải qua 34 đời vua.
Thời đại Chosun (1392 ~ 1910)
Cao Ly được thành lập năm 918 và tới năm 936, đã thay
thế Tân La với tư cách triều đại cai trị Triều Tiên. "Cao Ly"
(Goryeo) là nguồn gốc tên tiếng Anh "Korea " của Triều Tiên. Triều
đại này tồn tại tới tận năm 1392. Trong giai đoạn này các bộ luật đã được soạn
thảo và một hệ thống dịch vụ dân sự được đưa ra áp dụng. Phật
giáo phát triển mạnh và mở rộng ra toàn bán đảo. Công nghiệp đồ tráng men phát triển
mạnh mẽ trong thế kỷ 12 và 13. Sự xuất bản cuốn Bát vạn đại tạng kinh (Tripitaka
Koreana), và kỹ thuật in kim loại đầu tiên trên thế giới trong thế kỷ 13, là
minh chứng cho những thành tựu văn hóa của Cao Ly.
Năm 1231 người Mông
Cổ bắt đầu những chiến dịch
chinh phục Triều Tiên và sau 25 năm chiến đấu, gia đình hoàng gia đã
phải chùn bước qua hành động ký kết một hiệp ước với những người Mông Cổ. Trong
80 năm tiếp sau Cao Ly vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng dưới sự can thiệp Mông Cổ.
Trong những năm 1340, đế chế Mông Cổ nhanh chóng suy tàn vì những cuộc tranh
giành nội bộ. Cao Ly Cung Mẫn
Vương (Cungmin) cuối cùng cũng được tự do hành động cải cách chính phủ
Cao Ly. Cung Mẫn Vương phải đương đầu với nhiều vấn đề gay gắt, gồm cả việc
loại bỏ những vị quan và tướng lĩnh ủng hộ Mông Cổ, vấn đề sở hữu đất đai và
dập tắt tình trạng thù địch giữa những tín đồ Phật giáo và các học giả Khổng
giáo.
Một vấn đề khác là hải tặc "Nhật Bản" (Nụy
khấu = giặc lùn), khi ấy đã tổ chức những cuộc tấn công sâu vào trong nội địa
đất nước. Tướng Lý Thành Quế (Lee Seonggye) đã thành công
với hàng loạt những chiến dịch đẩy lùi hải tặc. Triều đại Cao Ly tồn tại tới
năm 1392, khi Lý Thành Quế, người có sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quan lại,
dễ dàng tiến hành một cuộc đảo chính.
Năm 1392, một vị tướng Triều Tiên là Lee Seonggye (Lý Thành Quế) được cử tới
Trung Quốc trong chiến dịch chống lại nhà Minh,
nhưng thay vì thực hiện sứ mệnh, ông đã quay lại để lật đổ vị vua Cao Ly và
thành lập một triều đại mới. Ông đặt tên cho nó làTriều đại Triều Tiên để vinh danh Cổ Triều Tiên
trước đó (chữ "Cổ" về sau được thêm vào để phân biệt). Vua Thái Tổ
dời thủ đô tới Hanseong (Hán Thành) (tên
chính thức là Hanyang (Hán Dương) - Seoul ngày nay)
và xây dựng Gyeongbokgung (Cảnh Phúc cung). Năm 1394 ông
đưa Khổng
giáo trở thành tôn giáo chính thức của đất nước, dẫn tới sự suy giảm
quyền lực và của cải của phe Phật giáo. Nhà Triều Tiên có nhiều tiến bộ trong
khoa học và văn hoá: đáng chú ý nhất là bảng chữ cái Hangul do Thế Tông phát minh năm 1443. Triều đại Triều
Tiên được cho là triều đại thực sự nắm quyền lâu nhất tại Đông Á trong thiên
niên kỷ qua. Các vua triều đại này họ Lý.
Vào cuối thế
kỷ 14, vương triều Cao Ly - do Vương Kiến lập nên từ năm 918 - sau 4 thế kỷ
tồn tại từ chỗ cường thịnh đã trở nên suy nhược và đang đứng trên bờ vực thẳm.
Thật sự, nền móng của vương triều đã sụp đổ tan tành ngay sau khi bị Đế quốc Mông Cổ xâm lược và biến thành một
nước phiên thuộc. Tính hợp pháp của Nhà nước Cao Ly cũng càng lúc càng trở nên
đáng nghi ngờ vì hoàng gia Cao Ly không những không còn khả năng cai trị đất nước
một cách hiệu quả mà còn bị buộc phải kết hôn với những thành viên thuộc hoàng
tộctriều Nguyên, hành động được coi là một vết nhơ nhuốc
của vương triều Cao Ly; thêm nữa nhửng cuộc đấu đá tranh giành quyền lực ngay
trong nội bộ hoàng gia càng làm tình hình thêm tồi tệ (ngay bản thân mẫu hậu
của U Vương - vua nhà Cao Ly đương tại vị cũng chỉ là một phụ nữ thuộc tầng lớp
bình dân, chính việc này khiến người đời có những dị nghị rằng liệu ông có đúng
thuộc dòng dõi của Cung Mẫn Vương hay
không ?).
Tình
hình nội bộ vương triều Cao Ly cũng vô cùng rối ren. Các cuộc đấu đá, tranh
giành quyền lực quyết liệt giữa các các quý tộc, các tướng lĩnh và quan lại
khiến triều đình lâm vào cảnh chia bè kết phái rất trầm trọng. Với việc các hải
tặc Oa Khấu (Nhật: 倭寇 wakō?) thường xuyên cướp phá vùng duyên hải
bán đảo Triều Tiên cũng như các cuộc xâm lấn Cao Ly của nghĩa quân Hồng Cân theo đà đánh đuổi nhà
Nguyên, kẻ nắm quyền thực sự trong triều đình Cao Ly chính là phái cải cách
Sinjin và phái đối lập Gweonmun, cũng như những tướng lĩnh trực tiếp chiến đấu
chống lại các thế lực ngoại xâm - ví dụ như vị tướng tài ba Lý Thành Quế và
địch thủ chính trị của ông, Tể tướng Thôi Huỳnh. Sự trỗi dậy của triều
Minh - do Chu Nguyên Chương sáng lập - đã khiến cho thế lực
của nhà Nguyên - Mông Cổ suy yếu trầm trọng, không chỉ họ bị đánh đuổi khỏi
Trung Nguyên mà thậm chí Cao Ly đã giành lại được độc lập từ tay đế quốc Mông
Cổ ngay trong thập niên 1350 (mặc dù các thế lực Mông Cổ ở miền Bắc Cao Ly vẫn
còn rất mạnh với những đội quân đông đảo trong tay).
Vương triều
Chosun do Thái tổ Lee Seong Gye, 1 võ quan dựng nên với tư tưởng cải cách dựa
trên Nho học. Do việc chuyển giao quyền lực được tiến hành thông qua hình thước
“nhường ngôi” chứ không phải là binh biến nên đây được gọi là “cuộc cải cách
triều đại”.
Vua có quyền lực tuyệt đối, nhưng các nhóm học giả cũng nắm quyền vì nho giáo.
Cho nên tuy được gọi là vua nhưng vương triều này rất đặc biệt vì phải sống dựa
theo triết học chính trị chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng của các thế lực nêu
trên.
Thời đại này đã
có sự phát triển vượt bậc về văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật, điển hình là
việc sáng tạo ra chữ Hangeul, công cụ đo mưa… Tuy nhiên, do tư tưởng cứng nhắc
quá mức nên xã hội bị đình trệ.
Bước qua thời
cận đại, do không theo kịp sự thay đổi của thế giới vì đã đóng cửa đất nước quá
lâu nên Chosun đã trở thành “miếng mồi” của các cường quốc. Cuối cùng, bán đảo
Hàn Quốc rơi vào tay thực dân Nhật vào năm 1910.
Thời kỳ bị Nhật chiếm đóng (1910 ~ 1945)
Nhật Bản đã lập ra Phủ Toàn quyền Triều Tiên
áp dụng chính sách đồng hóa người Hàn. Nhật đã bắt người hàn đổi họ và cấm cả
ngôn ngữ và chữ viết.
Thời kỳ này, cộng đồng người Hàn ở Trung Quốc và Nga liên tục đấu tranh đòi độc lập trong khi chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã được thành lập tại Trung Quốc để lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc.
Thời kỳ này, cộng đồng người Hàn ở Trung Quốc và Nga liên tục đấu tranh đòi độc lập trong khi chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã được thành lập tại Trung Quốc để lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc.
Cuộc Cách mạng 1
tháng 3 năm 1919 đã nổi tiếng trên thế giới khi người dân Hàn Quốc đối kháng
với quân Nhật có vũ trang mà hoàn toàn không dùng đến bạo lực.
Khi chiến tranh
thế giới lần thứ 2 kết thúc vào năm 1945, quân Nhật rút khỏi Hàn Quốc, kết thúc
thời kỳ chiếm đóng.
Thời đương đại
Sau khi
được giải phóng vào năm 1945, bán đảo Hàn Quốc lại bị chia cắt thành 2 miền
Nam-Bắc do các hoạt động quân sự của Mỹ ở phía Nam và Liên Xô cũ ở phía Bắc.
Đến năm 1948, chính phủ Hàn Quốc được thành lập và nước Đại Hàn Dân Quốc được cộng đồng quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Cũng trong thời gian này, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên được thành lập ở miền Bắc với sự hỗ trợ của Liên Xô cũ.
Đến năm 1948, chính phủ Hàn Quốc được thành lập và nước Đại Hàn Dân Quốc được cộng đồng quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Cũng trong thời gian này, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên được thành lập ở miền Bắc với sự hỗ trợ của Liên Xô cũ.
Năm 1950, Bắc
Triều Tiên tấn công Hàn Quốc dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài 3 năm. Nhờ sự can
thiệp của Liên họp quốc và Trung Quốc, hai bên đã đình chiến nhưng đất nước vẫn
bị chia cắt cho tới ngày nay.
Sau những biến
động chính trị và xã hội vào những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh
vào những năm 1970 và tạo ra “Kỳ tích sông Hàn”. Từ cuối những năm 1980, chế độ
dân chủ đã được cải thiện thông qua hình thức bầu cử tổng thống trực tiếp. Cùng
với đó, quan hệ Nam-Bắc đã thoát khỏi thời kỳ chiến tranh lạnh, và bước vào kỷ
nguyên hòa giải và hợp tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét