Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

ĐIẾU VĂN KHÓC MẸ 2014

MẸ ƠI!
Mặt trời có mất đi, ánh trăng không còn nữa….
Cũng không có gì bằng nỗi đau mất mẹ!
Công ơn sanh thành dưỡng dục, không có đại dương nào bao la nào chứa đựng hết.
Than ôi!
79 mùa Xuân qua, chúng con còn mẹ,
Thế mà,
Bỗng chốc cả thế gian hầu như sụp đổ,
khi không còn bóng mẹ trên đời.
Ôi mẹ ơi?
Thuở thiếu thời, các con từng được đấng sinh thành ẵm bế, tao nôi…
Chăm chút miếng cơm mem, vắt kiệt nguồn sữa mẹ…
Mà có yên đâu…
Hơn chục đứa con, mẹ rứt ruột đẻ ra,
Có ai dám bảo: Mình đã tròn đạo Hiếu?….
Hỡi ôi!
Nhớ những lúc thiếu thời, mẹ địu con trong từng chiếc thúng…
Ru đẩy à ơi…bên bếp lửa , rổ rau…
Cho từng đứa con, từng đứa con…
Gái cũng như trai, mẹ đã vuông tròn….
Chăm chút..Để chúng con lớn lên,
Học nuôi dạy lũ cháu con, chắt chít…Học hoài không hết..
Học bài của mẹ…
Nhớ những khi:
Vai mang quang gánh,
Mẹ tảo tần vất vả ngược xuôi..
Nào là đi chợ,
Nào là ra đồng…
Nhặt từng con tép Bàu Đông. Bắt từng con ốc Cồn Thượng…
Nào là cá Phù ao, hay ruộng sâu Hầm Đất?
Mẹ có quản gì đâu?
….
Đất Bợt Lở khô cằn, tưới đẫm mồ hôi Mẹ…
Dưa hấu bên Biền Làng, ngọt bùi nhờ hai cánh tay ai?

Khi chúng con mệt mỏi ra đồng,
Hay học bài lêu lổng,
Ai răn dạy chúng con…

Ô hô,
Văn vẻ làm chi? Bút mực nào tả được?
Cả cuộc đời của các Mẹ vì con?

Nhớ xưa:
20 năm chiến tranh,
Mẹ theo chồng vất vả,
Đèo bồng đám con đông lúc nhúc, chạy giặc khắp vùng…
Rồi những khi:
Đất nước hòa bình,
Mẹ lại thăm Ba trên vùng đèo cao hút gió:
Nào là Ba Lạch, Bình Điền, chẳng quản xa xôi..
Mẹ băng rừng vượt suối..
Chăm chút từng mo cơm, đong đầy từng hũ muối, nuôi ba….
Rồi đến khi,
Con cái xa nhà…
Mẹ tựa cửa ngóng nhìn la lối nhỏ, cửa ngõ, bóng tre..
Xem thử thấy bóng hình con…


Ôi,
Những đứa con xa mà, mất nết lắm? Vì không về với mẹ..
Mẹ ơi!
….
Đến khi chúng con già rồi.
Tóc đã hai màu sương muối,
Mà có biết chi đâu?
Nỗi lo của mẹ già bên lũ cháu….
Mẹ ơi!

Làm sao mà nói hết được?
Nỗi lòng của chúng con,
Một lũ hư thân, mất nết?
Không báo hiếu được rồi! Mẹ đã ra đi..

Răng con không chự mạ? Hí?
Nắm tay mẹ chặt lại, trong bệnh viện,
Như muốn nói điều gì?
Mẹ ra đi mãi sao? Sao Trời Đất quá bất công?
Để chúng con báo hiếu?

Chín tuần liền sữa cháo,
Nào thuốc với chẳng thang?
Có tiếc chi đâu? Làm sao nuôi Mẹ?
…Thân mẹ lở lầy, các con, thoa từng vết nức,
Không hết niềm đau…
…Rồi đến khi, giấc ngủ qua đi,
Mẹ còn thổn thức..
..
…Ôi thôi!
MẸ ĐÃ ĐI RỒI.
….
Trời đất tối sầm.
Bóng ngả bên đường,
Dặm đường thiên lý,
Ai có qua cầu,
Đều biết nghĩ suy?

CÓ NỖI ĐAU NÀO?
BẰNG NỖI ĐAU MẤT MẸ!
Bởi thế,
Trước lúc nhắm mắt xuôi tay,
Ai cũng phải lòng khắc khoải: MẸ ƠI?

Khi nỗi đau to lớn, mối hiểm nguy hung hiểm nhất,
Ai cũng phải thốt lời hốt hoảng: Mẹ ơi!

Thôi, thôi, thôi!
Mẹ đã đi rồi!
Không còn gì nói nữa?
Mẹ ơi?
…..
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di đà Phật.
Nam mô Địa tạng vương bồ tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Phật.

Cầu chư Phật, chư Tiên,chư Thánh…trên Trời,
Dìu dắt anh linh Mẹ siêu thoát, mẹ ơi?
……
Tất cả chúng con, Nguyện cầu
Mẹ,
Vãng Sanh Cực Lạc,
Chỉ có thế,
Mà Thôi





Hương Cần, Mùa Thu năm Giáp Ngọ.
Các Con …


Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

THĂM VIỆN BẢO TÀNG HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ HOA KỲ (NATIONAL AIR AND SPACE MUSEUM).


THĂM VIỆN BẢO TÀNG HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ HOA KỲ
(NATIONAL AIR AND SPACE MUSEUM).
Smithsonian Institution, Independence Ave SW, Washington, D.C.


           Viện bảo tàng hàng không và vũ trụ quốc gia (National Air and Space museum) là một trong hệ thống các bảo tàng danh tiếng của Viện Smithsonian, là tổ hợp bảo tàng , giáo dục và nghiên cứu lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ, tọa lạc trên đại lộ Độc lập (Independence Ave) thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ. Từ đồi Capitol đi đến đài tưởng niệm Washington (Washington monument) ta gặp lần lượt các viện bảo tàng, nhà lưu niệm…Đài tiếng nói Hoa kỳ, Bộ Giáo dục quốc gia….Thật là thời gian một ngày không thể nào đi khắp hết được.
      
Ngày lễ Phục sinh 2018, nhân cuối tuần, chúng tôi phải đợi đến 10: AM viện bảo tàng mới mở cửa. Du khách xếp hàng vào bằng 2 lối đi: Có “bag” và “No bag”…vì phải đi qua máy soi an ninh. Ở Mỹ an ninh rất cẩn trọng, cứ đến văn phòng chính phủ nào cũng qua hệ thống bảo an như vậy, tuy hơi phiền một chút nhưng trả lại là cảm giác yên tâm khi đi đến nơi công cộng. Vào thăm 2 tầng của tòa nhà nhìn bề ngoài tuy nhỏ, nhưng bên trong là hệ thống trưng bày đồ sộ của ngành hàng không và vũ trụ Hoa kỳ. Nổi bật nhất là kích thước thật mô phỏng con tàu đổ bộ Appolo 11 đưa Louis Amstrong đặt bước chân đầu tiên của nhân loại lên mặt trăng.
           
          Du khách lại được xem mô hình tàu vũ trụ Gemini, tên lửa đẩy, tàu con thoi…Đặt biệt nhất là những thước phim tư liệu quý giá ghi lại chuyến đi lên mặt trăng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Chung quanh trần nhà là các pano chiếu liên tục hình ảnh không gian vũ trụ mà bằng trí tuệ siêu việt của mình, con người đã vươn xa ra ngoài hành tinh mà chúng ta đang sống. Nhìn những cỗ máy vi diệu của hệ thống tên lửa, của các tua bin phản lực khổng lồ của ngành hàng không Hoa Kỳ, từ những mẫu cánh quạt máy bay được gia công bằng gỗ rất tinh xảo…Lòng tôi tự hỏi: Sao con người ta có thể làm ra những điều kỳ diệu đến như vậy? Một đất nước đề cao năng lực và sự sáng tạo, thành quả của trí tệ con người, tin vào khoa học và thực tiễn…chứ không lấy thần thánh niềm tin mù quáng để nô dịch con người…Hỏi sao đất nước không vươn lên hàng đầu thế giới về mọi mặt?
Từ trên tầng hai, bạn sẽ được ngắm rất nhiều mẫu máy bay qua các thời kỳ phát triển. Từ những chiếc máy bay cánh quạt đến những phản lực cơ hiện đại và tối tân…Có thể chui vào xem bên trong khoang lái hay khoang hành khách của những chiếc máy bay đó. Các em nhỏ thì tha hồ chơi trò chơi điều khiển máy bay, tàu lượn, phi thuyền…có thưởng. Rồi văn phòng giới thiệu của các hãng hàng không và máy bay nổi tiếng, bạn có thể tìm hiểu thông tin mọi điều với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ nhân viên. Ôi! Người ta làm quảng cáo đấy, nhưng sao mà nó mềm mỏng và linh hoạt biết bao? Không xô bồ, không áp đặt và coi khách hàng là trên hết.
Bước chân ra khỏi bảo tàng viện, lòng mình bỗng thấy nhẹ nhàng, tự trả lời được câu hỏi : Vì sao con người có thể đạt được những thành tựu lớn lao như vậy? Và thật đáng tiếc cho những bạn trẻ nào đang khát khao chinh phục không gian sao không một lần đến đây để chiêm nghiệm và nuôi hoài bão, ước mơ cho tương lai?
         
        Bước chân mình đau mỏi vì đi bộ dọc tuyến National Mall là quảng trường công viên rất lớn từng chứng kiến hàng vạn người đến xem các vị tổng thống Hoa Kỳ như B. Obama, D. Trump tuyên thệ nhậm chức. Trời trong xanh và nắng đẹp trong tiết Xuân của mùa Hội hoa Anh Đào (Cherry Blossoms) của thành phố thủ đô Washington, D.C. Hàng vạn người từ khắp liên bang và khắp thế giới đổ về nô nức trong ngày Thứ Bảy cuối tuần, hàng đoàn xe bus của các hang lữ hành, những chiếc xe bus mui trần 2 tầng trên các đại lộ…. Trẻ con và cả người lớn tranh nhau thả diều, phơi nắng, đạp xe…nhưng tuyệt nhiên không hề có một cọng rác nào. Cứ cách 20 mét có 2 thùng rác: một thùng rác thải và một thùng rác tái chế (Recycle), nếu bạn quên xả rác ngoài thì lập tức có người khác nhặt thay cho bạn để vào nơi đúng chỗ.
Appolo 11




      Quả là một ngày đáng nhớ với nhiều cảm nghĩ ./.
Washington DC, Mar  2018

QUÊ HƯƠNG TÔI


“Quê hương tôi,
Có con sông dài lả lơi..”
      Lời ca ngọt ngào đó của cố nhạc sĩ Phạm Duy đã lâu rồi đi vào long tôi, miên man ru ngủ những khi tôi thức hay trên mọi nẻo đường..
Quê tôi Hương Cần bên dòng sông Bồ quanh co uốn khúc, dịu ngọt nhưng cũng hiền hòa, song ngoằn ngoèo như chiuwsng nhân của lịch sử thăng trầm của quê tôi. Hơn sáu mươi năm cuộc đời, tôi có năm mươi năm luẩn quẩn với quê tôi.
Dòng sông nay đã đổi thay, những bờ kè, cầu mới, những lồng cá trải dài ngút ngàn….đã không còn dáng vẻ hiền hòa của thuở xa xưa.  Khi con sông còn mang nguồn nước mát đrrsn mọi nhà qua đôi thùng going. Mang nặng phù sa màu mỡ vào mùa nước lũ để tưới bón cánh đồng từ xứ Bình Nê đến Bàu Đông. Mang nguồn vi lượng trong đất phù sa Ba Châu khiến cho quýt ngọt Hương Cần nổi tiếng gần xa…
Những buổi chiều Hè sau khi tan học, cùng lũ trẻ ngâm mình trong dòng nước mát từ bến hói tre đến Bãi trâu dầm, những khi ham lội, dẫm phải phân trâu, nhưng vẫn có cảm giác êm ả, không thấy phiền vì với lũ trẻ chúng tôi, nó là con vật thân thương rất gần gũi…
Rồi chiến tranh càn lướt qua Hương cần suốt mấy mươi năm. Bao nhiêu cảnh tang thương xảy ra trong lịch sử quê nhà. Bao oán hờn căm phẫn , bao chia cắt bạn thù trong mỗi xóm làng, trong mỗi gia đình. Những đôi bạn vong niên xưa…vì chiến tranh không cùng lý tưởng , nhanh chóng trở thành huyết thù, gây ra bao cảnh đẫm lệ thương đau? Có lúc những đoàn xe tang bánh xích lội song, cượt sông sang Bàu Giang tiến vầ An Thuận. Có khi những chiếc giang thuyền neo đầu bên sông, hay cũng có lúc hang bè xác người nạn nhân chiến tranh trôi sông để bây giờ bên bờ sông làng nào cũng có miễu âm hồn thờ cúng?
Ôi! Dòng sông quê tôi là thế, có ai đã từng khóc cho một dòng sông?
              Bây giờ, trong xã hội xô bồ cạnh tranh để sống, người ta coi dòng sông như là phương tiện để mưu sinh. Phong cảnh êm đềm dìu dặt , khói lam chiều lan tỏa trên sông đâu còn nữa?
           “Tửu tứ lam giang khải,
            Hoàng thôn trục ngạn tà”..
(Dịch nghĩa)
            Quán rượu bên sông dọn,
            Hàng tre dọc bờ dài..
       Có lẽ 2 câu thơ bất hủ tả cảnh Hương Cần cách đây tram năm chục năm của nhà thơ Tuy Lý vương Miên Thẩm thời vua Tự Đức không còn cảnh đó nữa!
           "Xưa có chuyến đò sang sông,
           Nay chiếc cầu bê tông"
     Ôi! Những chuyến đò ngang, những mối tình chở sang sông! Nay là chiếc cầu liền nhịp.
Có lẽ, hằng ngày mỗi chúng ta khi đi sang sông, mấy ai nghĩ dòng sông đó, ngoài nguồn nước ngọt đậm phù sa, còn chất chứa trong long nó biết bao hình ảnh, biết bao kỷ niệm, biết bao thế hệ dòng đời lãng đãng theo sông?
      Ôi sông Bồ quê tôi!
                                                                Mùa Thu xa xứ lần 2…TNT

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

NGÀY HỘI HOA ANH ĐÀO Ở HOA KỲ (NATIONAL CHERRY BLOSSOMS FESTIVAL) 2018


NGÀY HỘI HOA ANH ĐÀO Ở HOA KỲ
(NATIONAL CHERRY BLOSSOMS FESTIVAL) 2018 từ 17/3 đến 15/4/2018
Lịch sử nguồn gốc Lễ Hội Hoa Anh Đào ở Hoa Kỳ (National Cherry Blossom Festival)

NGÀY HỘI HOA ANH ĐÀO Ở HOA KỲ  - Năm 2018 từ 17/3 đến 15/4/2018
    
        Lịch sử ngày Hội Hoa Anh đào Hoa kỳ (Cherry Blossom festival): Vào năm 1912, 3.000 cây hoa anh đào giống Yoshino đã được Thị trưởng Yukio Ozaki của thành phố Tokyo, Nhật bản, trao tặng cho thành phố Washington DC, khi ông đến thăm thành phố này, để ghi nhớ như một dấu hiệu cho sự bền vững và hòa bình của 2 nước. Hầu hết các cây hoa anh đào ban đầu được trồng xung quanh  hồ Tidal basin, là hồ có lối thông ra con sông Potomac, một hồ chứa nhân tạo nhỏ nằm cạnh Trung tâm Mua sắm Quốc gia. Số cây bây giờ đã tăng lên đến 3.750 cây. Ngày nay, người ta ăn mừng món quà đó và tình bạn lâu bền giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản bằng cách tổ chức hằng năm Lễ hội Hoa anh đào (National Cherry Blossom  festival).


     Có một vài cây hoa anh đào đầu tiên được đánh dấu dọc theo hồ Tidal Basin được cho là một phần của lô trồng năm 1912 . Thật không may, lô hàng này sau này đã bị  bệnh và sâu bọ nên đã bị đốt cháy. Một số ít được lưu lại để nghiên cứu và còn lại 12 cây có thể là cây Cherry Blossom lâu đời nhất.
      Hai cây đầu tiên trồng từ  năm 1912 vẫn đang còn sống. Được trồng bởi Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ lúc đó là Helen Taft và nữ tử tước, phu nhân Iwa Chinda, vợ của Đại sứ Nhật Bản trồng vào ngày 27 tháng 3 năm 1912, bạn có thể nhìn thấy chúng dọc theo bờ bồ nước, nơi ga cuối chuyến tàu điện đường 17 (17th St SW). Có một tấm bảng nhỏ để đánh dấu cây đó.
Kể từ đó trở đi, các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ sau đó đều có tham gia quảng bá cho lễ hội hoa anh đào này. Gần đây nhất, phu nhân Michell Obama năm 2012 tham gia trồng 1 cây ở bờ sông Potomac.
         Lễ hội hoa anh đào đầu tiên được tổ chức vào năm 1927 do các em học sinh tái hiện sự kiện trồng cây. Đến năm 1935, các nhóm dân sự tham gia tổ chức lễ hội cho đến ngày nay, nó trở thành sự kiện quốc gia. Năm 2012, kỷ niệm 100 năm lễ hội kéo dài đến 5 tuần lễ liền, là một hoạt động quảng bá rầm rộ nhất diễn ra ở Thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ.


        Theo Cơ quan Dịch vụ Vườn quốc gia, dự kiến sẽ có hơn 1,5 triệu người  ​​sẽ đến Washington DC để tham dự Liên hoan Cherry Blossom, điều đó có nghĩa là sẽ có rất nhiều đám đông và  lượng du khách rất lớn tập trung đông đảo xung quanh National Mall. Để đến khu vực lễ hội, các bãi đậu xe gần hồ Tidal Basin rất hạn chế nên lời khuyên nên đi bằng tàu điện ngầm.
       Năm nay 2018, lễ hội sẽ khai mạc ngày 20/3 và kéo dài đến 15/4. Hằng ngày, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức liên quan đến lễ hội. Ngày 14/4 sẽ có cuộc diễn hành to lớn với sự tham gia cá khinh khí cầu khổng lồ, các ban nhạc Rock nổi tiếng như 98 degree, Pop country…
Chúng tôi đến Cherry Blossom ngày 31/3/2018 cũng là ngày Lễ hội Hoa Anh đào được bắt đầu từ 10h AM đến 4h30PM. Địa điểm: Khu tưởng niệm Washington - Constitution Avenue & 17th Street, NW. Đó là sự may mắn vào một ngày cuối tuần trời nắng và đẹp, nhiệt độ 53 độ F. Vượt qua quảng trường National Mall đến khu tưởng niệm G. Washington, rồi vòng quanh hồ Tidal Basin…Được ngắm hoa đào Nhật trên đất Mỹ quả là điều thú vị không thể quên được.
Buổi trưa với hang vạn người đi bộ, đi xe đạp ( có xe đạp free cho 30 phút, nếu đi quá phải trả tiền phí), xe ski, xe buýt mui trần…Không khí lễ hội càng náo nhiệt với những đoàn dân vũ, nhũng nhà bạt diễn show ca nhạc…Điểm đáng nói là những xe bán hang rong đủ loại màu sắc chỉ tập trung 1 đoạn đường ngắn (đường số 7) và cả khu vực rộng lớn đều sạch sẽ, nhiều màu sắc…

       Kỷ niệm một chuyến thăm Washington DC quả thật không thể nào quên…